80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Cát "lên ngôi" và chuyện quản lý tài nguyên

Cung cấp cát làm sạch kim loại Ninh Bình

Yêu cầu được Phó Thủ tướng đưa ra tại hội nghị về tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông ĐBSCL được tổ chức tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cuối tuần vừa qua.

Trước đó, nhiều công trình trọng điểm tại ĐBSCL như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang), quốc lộ 60 (Bến Tre), Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (Kiên Giang)... đã bị ảnh hưởng với nguyên nhân thiếu cát và giá cát đang tăng chóng mặt.

Các đơn vị thi công tại các khu vực này cho biết trong thời gian qua, giá cát đã tăng gấp 3 lần, thậm chí lên hơn 200.000 đồng/m3. Với các công trình có quy mô lớn, giá cát tăng không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình mà còn làm đội giá.

Với một đất nước có địa hình trải dài theo hơn 3.000km bờ biển như Việt Nam, câu chuyện “sốt cát” có vẻ vô lý. Dưới góc độ địa lý, cát được hình thành ở vùng hạ lưu của các con sông lớn, điều đó cũng có nghĩa cứ có sông là có cát. Với những hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình (ngoài Bắc), sông Cửu Long (miền Nam) cùng rất nhiều các con sông khác cùng chảy trên lãnh thổ để tìm đường ra biển, tưởng như cát là một nguồn tài nguyên vô tận.

Nhưng bất cứ  thứ gì cũng có giới hạn. Và điều quan trọng nhất là nếu con người không có quy hoạch sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên thiên nhiên, dù là lớn đến đâu cũng có thể suy thoái và cạn kiệt.

Trong thực tế những năm qua, cát vẫn bị “coi nhẹ” trong các mặt hàng vật liệu xây dựng. Với tâm lý cát ở sông chỉ việc múc lên bán, từ người dân đến doanh nghiệp đều lạm dụng cát trong xây dựng.

Cát không chỉ được dùng làm nguyên liệu (trong những trường hợp bắt buộc) như trộn vữa xây trát tường, trộn bê tông mà còn được sử dụng trong cả những trường hợp mà hoàn toàn có thể thay thế đó là san lấp mặt bằng.

Với mỗi công trình, sau khi đào móng lấy đi một khối lượng đất, nhiều ít tùy theo quy mô công trình, sau khi đổ móng sẽ được san lấp một khối lượng gần như tương đương nhưng lần này là bằng cát.

Phía sau sự  “coi nhẹ” cát đó là sự buông lỏng trong quản lý việc khai thác cát trên những dòng sông. Những năm gần đây, tình hình khai thác cát liên tục “nóng” lên và biểu hiện của nó là những mâu thuẫn xã hội liên quan đến việc khai thác cát.

Sau chỉ đạo hết sức quyết liệt của Thủ tướng, các cơ quan chức năng siết chặt việc quản lý khai thác cát thì tình trạng khai thác cát lậu mới lắng xuống. Nhưng cùng với đó cơn “sốt” cát xây dựng lại tăng nhiệt.

Nhìn sang nhiều nước phát triển, trong nhiều năm qua, cùng với việc khai thác, sử dụng hợp lý cát, họ đã tìm kiếm những phương án thay thế cát trong xây dựng. Đó là dùng sỉ phế thải, đá, đất sét để san lấp mặt bằng, dùng đá nghiền để thay cát đổ bê tông.

Và ngay chính tại Việt Nam cũng đã có một ví dụ điển hình về việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên, đó là công trình thủy điện Sơn La. Theo số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), công trình này đã sử dụng tới 90% là cát nhân tạo.

Cùng với các giải pháp chống “cát tặc”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các Bộ phối hợp với UBND các địa phương rà soát lại các quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh nếu thấy cần thiết đối với hoạt động khai thác cát sỏi ở lòng sông, cửa sông, ở các luồng lạch, khu vực cảng biển; làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác cát sỏi theo quy hoạch gắn với việc bảo vệ bờ sông, bờ biển, chống sạt lở đất.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu ngay việc tìm vật liệu thay thế cát xây dựng truyền thống và cát san nền để đáp ứng nhu cầu cát cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Cơ quan chức năng cần tích cực hơn nữa trong quản lý quy hoạch và khai thác cát tự nhiên, cùng với đó có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện sử dụng cát nhân tạo thay thế. Có như vậy cơn “sốt” cát sẽ hạ nhiệt, “cát tặc” không còn đất sống và quan trọng hơn là tài nguyên được bảo tồn, khai thác hợp lý, bền vững.

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 1867

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1609

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 2310

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1722

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 1860

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 1722

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 720

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 758

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 655

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường