Cung cấp cát làm sạch kim loại Vĩnh Phúc
Thủy tinh được làm từ gì?
Thủy tinh chính là một loại chất liệu thường được sử dụng nhiều trong công nghiệp và dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm được chế tác từ nguyên liệu này như chai lọ, bình hoa, đèn trang trí, đèn cây… thủy tinh được khuyến khích sử dụng trong thời đại 4.0 để bảo vệ môi trường và chi phí khá rẻ.
Ngay từ thế kỷ thứ nhất TCN kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển, thời kỳ đế chế La Mã đã có rất nhiều loại hình thủy tinh được tạo ra, chủ yếu là bình và chai lọ.
Theo khoa học thủy tinh có gốc silicat – silicat có công thức hoá học là điôxít silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicat có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), khá cao và gây tốn kém năng lượng để có thể đun nóng chảy nó ra tạo hình.
Thủy tinh có tính rắn không màu, trong suốt, không gỉ, tương đối cứng nhưng lại dễ vỡ khi vận chuyển hoặc khi rơi từ độ cao xuống thấp. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị axit ăn mòn, kể cả các axit mạnh, ngoại trừ axit Hidro Florua (HF).
Tính chất của thuỷ tinh là gì?
Thủy tinh là chất rắn không màu, trong suốt, không gỉ, tương đối cứng nhưng chúng lại rất dễ vỡ khi rơi từ độ cao xuống thấp.
Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm, không bị ăn mòn với nhiều loại axit mạnh khác nhau, ngoại trừ axit hidro florua ( HF)
Thuỷ tinh trong suốt và cho ánh sáng truyền qua một cách dễ dàng, do vậy nó hay được sử dụng lăng kính, đèn trang trí, sợi dây cáp quang,…
Thuỷ tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định, khi bổ sung các tạp chất khác cùng với thuỷ tinh sẽ làm thay đổi nhiệt độ nóng chảy của nó…
Thủy tinh được tạo ra như thế nào?
Nguyên liệu cần có:
Sản xuất thủy tinh cần có nguyên liệu chính là cát silica (cát thạch anh) và hóa chất tạo màu thủy tinh là mangan điôxit. Lưu ý tất cả nguyên liệu sản xuất thủy tinh phải sạch không tạp chất để cho thủy tinh có màu nguyên bản.
Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (NANCO3) và Canxi ôxít (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có thể được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.
Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Để làm được mắt kính, thuỷ tinh sẽ được bổ sung thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt tốt.
Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng cacbon hoặc sắt bổ sung.
Tạo hỗn hợp tạo màu cho thủy tinh:
– Bổ sung thêm 2 chất natri cacbonat (NANCO3) và Canxi ôxít (CaO) vào cát. 2 hợp chất này chiếm khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh và có tác dụng giúp thủy tinh bền hơn.
– Tiếp đến là bổ sung thêm chì oxit – tạo ra sự lấp lánh cho thủy tinh và độ mềm dẻo để dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Nếu như sản xuất kính nên bổ sung thêm lantan oxi để tăng tính khúc xạ và hấp thụ nhiệt.
– Một số chất khác được thêm vào để tạo màu cho thủy tinh: sử dụng đồng (Cu) – tạo màu xanh ngọ, sử dụng vàng (Au) – tạo màu hồng ngọc, sử dụng Mangan (Mn) – tạo màu đỏ tía, sử dụng crôm (Cr) – tạo màu xanh đậm….và rất nhiều các kim loại khác giúp tạo màu cho thuỷ tinh lung linh hơn.
Nung chảy hỗn hợp:
Hỗn hợp đã trộn theo tỉ lệ được nung chảy ở 2.300 độ C, sử dụng nồi nung chảy hoặc lò điện.
Tạo hình thủy tinh bằng 3 cách:
– Rót thủy tinh nỏng chảy vào khuôn và để nguội – đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất
– Thổi thủy tinh bằng cách thủy tinh nóng chảy được dồn vào 1 đầu của ống rỗng sau đó xoay ống vừa thổi hơi vào ống, thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trong lực ekos thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống tạo nên hình thù mong muốn.
– Thủy tinh nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng nitơ nén để tạo hình và đành bóng.
Bước cuối cùng để nguội thủy tinh: thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.
Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA
VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng
NHÀ MÁY: Thôn 2 Lộc Châu TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng
HOTLINE: 0907.351.872 - 02633.730.808
EMAIL: [email protected]
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát
09.03.2021Lượt xem: 2779
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng
09.03.2021Lượt xem: 2252
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình
09.03.2021Lượt xem: 3211
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng
09.03.2021Lượt xem: 2418
Cát xây dựng và một vài điều cần biết
09.03.2021Lượt xem: 2909
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"
09.03.2021Lượt xem: 2584
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay
09.03.2021Lượt xem: 982
Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?
09.03.2021Lượt xem: 946
Hạt cát không nhỏ
09.03.2021Lượt xem: 811