Cung cấp sỉ lẻ cát xây dựng Bắc Ninh
Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế thế giới ước tính, ngành kinh doanh cát trị giá tới 70 tỷ USD và không ngừng tăng thêm nữa. Con số khổng lồ này gây lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đối với sông biển và dòng chảy trên toàn thế giới.
Theo dự báo của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, đến năm 2020, Việt Nam có thể sẽ bị cạn kiệt nguồn cát xây dựng.
Từ năm 2016 - 2020, tổng nhu cầu về cát xây dựng của cả nước dự tính khoảng 2,3 tỷ m3. Nhưng trữ lượng cát cả nước chỉ còn khoảng 2 tỷ m3. Thêm nữa, việc khai thác và xuất khẩu cát đang diễn ra tràn lan tại nhiều địa phương trên cả nước.
Qua thực tiễn, hậu quả từ khai thác và xuất khẩu cát tràn lan đã xảy ra ở những nước xuất khẩu cát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nguồn thủy hải sản giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, Malaysia (năm 1997), Indonesia (năm 2007), Campuchia (2009) đã ra lệnh cấm xuất cát…
Trong khi các quốc gia láng giềng đã và đang nhận thức những nguy cơ từ việc xuất khẩu cát, ở Việt Nam, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, xuất khẩu cát vẫn tràn lan. Các nhà quản lý, các nhà khoa học nhiều lần cảnh báo: việc khai thác cát sỏi tràn lan, không theo quy hoạch sẽ khiến tài nguyên cạn kiệt. Ngay với việc xuất khẩu cát, lợi ích cũng không đáng kể! (và cũng không biết vào túi ai?), song “tai họa vô cùng to lớn” ngay sau mỗi mùa mưa, chứ không phải chờ đến mai sau!
Bằng chứng là, những năm gần đây, nhiều con sông từ Bắc chí Nam của nước ta bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, chưa có giải pháp hữu hiệu để chống đỡ. Khi khắp nơi ào ạt khai thác cát thì mức độ sạt lở ở các con sông càng tệ hại hơn!? Hàng ngàn ha đất màu mỡ đã và đang trôi ra biển!
Xin các cấp chính quyền hãy ghi nhớ và hình dung: Cuối thế kỷ này, mực nước có thể dâng cao lên 1m! Vậy, cần bao nhiêu trăm triệu tấn cát, đất… để ứng phó với ngập nước? Cho nên, đã đến lúc chúng ta phải chắt chịu từng hạt cát nhỏ, thắt chặt công tác khai thác nguồn tài nguyên này (kể cả cát mặn). Cấm hẳn xuất khẩu cát khai thác ở các con sông từ Bắc chí Nam đã thực hiện từ năm 2018. Bởi trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước chúng ta sẽ cần hàng trăm triệu tấn cát, đất, đá… để tôn cao nền. Rồi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước có thể dâng cao vào cuối thế kỷ này, ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị tôn cao nền hàng trăm ngàn cụm dân cư ở các tỉnh ven biển… cũng như xây dựng hệ thống đê biển, sông…
Nhìn sang nước bạn Singapore, từ năm 1965 đến nay, nhờ nhập khẩu cát để lấn biển nên quốc đảo này đã mở rộng lãnh thổ được 33km2, dự kiến trong 5 thập niên tới sẽ mở rộng thêm 98km2 nữa cũng bằng phương pháp lấn biển. Mỗi năm, Singapore mua khoảng 4 triệu tấn cát từ các quốc gia láng giềng. Với bờ biển dài 3.260km, nhiều nơi là những bãi bồi, điều kiện lấn biển của ta thuận lợi hơn Singapore, vậy tại sao ta lại lãng phí, khai thác vô tội vạ, xuất khẩu cát?
Hạt cát Việt Nam sẽ không nhỏ nếu chúng ta biết sử dụng tiết kiệm nó. Bằng không, sẽ là một sự lãng phí ghê gớm khi tương lai cần đến nhiều cát.
Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA
VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng
NHÀ MÁY: Thôn 2 Lộc Châu TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng
HOTLINE: 0907.351.872 - 02633.730.808
EMAIL: [email protected]
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát
09.03.2021Lượt xem: 2574
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng
09.03.2021Lượt xem: 2116
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình
09.03.2021Lượt xem: 3030
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng
09.03.2021Lượt xem: 2262
Cát xây dựng và một vài điều cần biết
09.03.2021Lượt xem: 2744
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"
09.03.2021Lượt xem: 2424
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay
09.03.2021Lượt xem: 898
Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?
09.03.2021Lượt xem: 899
Hạt cát không nhỏ
09.03.2021Lượt xem: 768