80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Hiện trạng khai thác cát trắng vùng Quảng Nam – Thừa Thiên – Huế và Định hướng phát triển bền vững

Cung cấp sỉ lẻ cát xây dựng Thừa Thiên-Huế 

Khu vực Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế là nơi có tiềm năng cát trắng tương đối lớn của Việt Nam; trong thời gian qua, việc khai thác cát trắng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề bảo vệ môi trường, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản trong khu vực đang là những vấn đề bức xúc, cần phải có biện pháp giải quyết.

1. Hiện trạng khai thác cát trắng khu vực Quảng Nam – Thừa Thiên – Huế

Khu vực Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế thuộc vùng Trung Bộ, Việt Nam, gồm tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực tương đối phong phú về khoáng sản như vàng, titan, thiếc, urani, kaolin, đá vôi xi măng, cát thủy tinh, kaolin, felspat, đá sét, nước khoáng… Theo các tài liệu hiện có, tỉnh Thừa Thiên - Huế có tài nguyên dự báo khoảng 55 triệu tấn cát, tập trung nhiều ở huyện Phong Điền, phân bố thành các doi, bãi cát, hoặc dải cát có chiều dài từ 1 - 5 km (cá biệt tới 10 km như dải cát ở xã Điền Hòa, huyện Phong Điền), rộng 400 - 850 m, chiều dày 3 - 6m. Tại tỉnh Quảng Nam, tài nguyên cát dự báo khoảng 5 triệu tấn, quy mô các mỏ tương đối nhỏ; riêng thành phố Đà Nẵng trữ lượng cát không nhiều và quy mô các mỏ cũng không lớn.

Cát khu vực Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế có độ hạt chủ yếu từ 0,25 mm đến 0,5 mm chiếm 41,53%; nếu tính từ 0,1 mm đến 1,0 mm chiếm tới 81,43%. Hàm lượng % trung bình của các hợp phần SiO2 là 99,18, TiO2 là 0,041, Al2­O3 là 0,043; Fe2O3 từ 0,028 đến 0,042 trung bình là 0,035. Sau tuyển, rửa và khử từ, hàm lượng các thành phần có hại giảm, loại bỏ được các tạp chất bám quanh, cụ thể là: cát hạn mịn (

Hiện nay, các đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác đang triển khai khai thác theo phương pháp thủ công kết hợp bán cơ giới trong tất cả các khâu như xúc bằng máy, chuyển cát nguyên khai bằng ô tô đến khu vực tuyển, từ đó cát được máy gạt vào máng cập liệu hoặc xúc thủ công vào hệ thống vít xoắn. Mỗi đơn vị sử dụng từ 1 - 2 máy xúc, 3 - 5 ô tô tải hạng trung, 3 - 5 máy bơm nước, 2 - 3 cụm vít xoắn; lực lượng lao động khoảng 50 - 70 người.

Hầu hết, các đơn vị đều mới tham gia vào hoạt động khai thác cát, quy mô đầu tư vừa và nhỏ, mức độ chuyên môn hóa chưa cao, sử dụng công nghệ, máy móc đơn giản. Sản lượng khai thác chỉ khoảng 400.000 tấn cát nguyên khai/năm. Đa số các đơn vị đều chưa có chiến lược lâu dài để mở rộng sản xuất, chưa quan tâm đến việc đầu tư sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cát, do đó giá trị tài nguyên chưa được gia tăng nhiều. Đặc biệt, với thực trạng về nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cát trắng hiện nay chưa cao, trong khi lưu trữ mỏ được cấp giấy phép tương đối lớn và điều kiện khai thác tương đối đơn giản đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không quan tâm đầu tư thiết bị hiện đại để khai thác triệt để tài nguyên; khoáng sản được khai thác theo hình thức “cuốn chiếu” theo từng khoảnh khai tác. Bên cạnh đó, chiều sâu phân bố mà chỉ khai thác một lớp mỏng ở phía trên (khoảng từ 1 - 2m) sau đó chuyển sang khoảnh khác để khai thác do không muốn đầu tư thêm thiết bị để đào sâu đáy mỏ hay phải đầu tư thêm thiết bị thoát nước đáy mỏ… Đây là một trong những hoạt động trực tiếp gây tổn thất, lãng phí tài nguyên.

Về công nghiệp chế biến, hiện nay các đơn vị mới chỉ dừng ở mức phân loại cát theo các kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của hộ tiêu thụ sản phẩm. Một số đơn vị có đầu tư dây chuyền nghiền bột mịn cát trắng, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ thấp, giá thành khai thác, vận chuyển cao dẫn đến việc doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư chế biến sâu hơn nữa. Như đã nói ở trên, việc khai thác cát khá đơn giản vì vậy các tác động xấu đến môi trường chủ yếu là tiếng ồn, bụi do hoạt động của ô tô, máy bơm; phát thải nước sau tuyển là chất mùn hữu cơ, cát hạt mịn. Tuy nhiên, do cát nằm trên mặt địa hình nơi có thảm thực vật, rừng cây chắn sóng, một số nơi là vùng canh tác hoa màu của người dân địa phương nên tác động đến môi sinh là đáng kể. Để khắc phục cần có kế hoạch khai thác và hoàn thổ, trồng rừng và cây xanh, bảo đảm độ che phủ cho khu vực là vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động khai thác.

Về tận thu tài nguyên, theo tài liệu điều tra, cát khu vực Quảng Nam chứa một lượng nhỏ quặng titan sa khoáng (1 - 2 kg/m2). Vì vậy, cần thăm dò, phát hiện các khoáng sản đi kèm, khoanh diện tích chứa quặng titan để áp dụng công nghệ phù hợp nhằm tận thu loại chúng, đồng thời loại bỏ phần có hại cho sản phẩm cát.

2. Định hướng phát triển của hoạt động khai thác cát trắng tại vùng Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế

Với nguồn tài nguyên khoáng sản ưu đãi, nguồn lao động địa phương dồi dào là một lợi thế cho phát triển bền vững với 3 mục tiêu cơ bản là:

v    Tăng trưởng kinh tế;

v    Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên;

v    Bảo vệ môi trường; bảo đảm quyền lợi người dân trong khu vực khai thác mỏ.

Hoạt động khai thác cát diễn ra trên mặt địa hình ở khu vực cư dân ven biển hàng năm có bão, lũ, nên việc hài hòa các mục tiêu là rất cần thiết và phải được điều chỉnh theo thời gian và từng vị trí khai thác cụ thể. Kế hoạch phục hồi môi trường, nhất là trồng lại các diện tích rừng, bảo vệ khu dân cư phải đồng bộ với kế hoạch khai thác từng năm, từng giai đoạn. Việc khai thác cát tương đối đơn giản, lực lượng lao động không yêu cầu cao về trình độ, kinh nghiệm; có thể sử dụng lực lượng lao động địa phương, tại chỗ nên rất thuận lợi mở rộng sản xuất khi có thị trường ổn định. Trên cơ sở các tiêu chí phát triển bền vững và các đặc thù khoáng sản cát trên, chúng tôi đề xuất một số định hướng chủ yếu sau.

Hiện tại, đã có 5 khu vực tiến hành thăm dò cát trắng, trong đó có 4 khu vực thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế. Sản lượng khai thác nêu trên cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu hiện tại trong nước và một phần xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm mới chỉ dừng ở việc tuyển rửa nên gia tăng giá trị là chưa nhiều. Các mô vừa và nhỏ, lực lượng khai thác chủ yếu là người dân địa phương nên công tác quản lý, điều hành có nhiều thuận lợi, giải quyết được lao động địa phương. Qua khảo sát thấy rằng hiện tại thị trường chưa có nhu cầu tăng nguyên liệu cát, vì vậy đề xuất trước mắt giữ cũng cố tổ chức, đầu tư của các doanh nghiệp đã có hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, đồng thời quan tâm đầu tư để chế biến cát thành các sản phẩm giá trị cao như pha lê, kính quang học,… là phù hợp.

Hiện trạng công nghệ, thiết bị khai thác tại các mỏ cát trắng còn đơn giản: xúc, chuyển bằng xe máy và tuyển rửa bằng hệ thống cụm vít xoắn nên năng suất chưa cao và nhất là chưa có chu trình khép kín từ khai thác đến tuyển rửa phân loại nên chưa bảo đảm chắc chắn được chất lượng các lô sản phẩm cát cung cấp, đồng nghĩa với việc sản phẩm cát chất lượng không ổn định, chưa có thương hiệu. Do đó, yêu cầu cải tiến, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị là rất cấp thiết trong giai đoạn tới. Các nhà quản lý, chủ đầu tư cần phải quan tâm ứng dụng những thành tựu khoa học mới trong khai thác mỏ để đầu tư đổi mới, đồng thời có chính sách đào tạo lực lượng lao động có tay nghề, trình độ cao; mở rộng các khu vực chế biến.

Do việc khai thác cát diễn ra trên bề mặt địa hình và ở khu vực dân cư ven biển nên việc bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm. Hạn chế tối đa việc chặt phá cây chắn sóng dẫn tới hiện tượng cát bay; đồng thời bảo vệ không phá vỡ cân bằng các dòng nước ngọt phục vụ sản xuất, dân sinh trong khu vực; việc khai thác sử dụng bãi thải trong để hạn chế ảnh hưởng đến mặt địa hình; thường xuyên trồng và chăm sóc vành đai cây xanh cho khu vực. Quan tâm công tác phòng, chống thiên tai. Về tận thu tối đa tài nguyên, quặng titan có hàm lượng một vài kg/m3 là không lớn, có thể tuyển bằng nước trên cùng một hệ thống vít xoắn là một lợi thế cần được quan tâm thu hồi. Khu vực khai thác liên quan đến các khu dân cư, thuộc quản lý của các xã, huyện vì vậy yêu cầu các chủ đầu tư phải có trách nhiệm với địa phương; tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Về chính sách, cần xem xét theo hướng tạo thuận lợi cho các đơn vị khai thác có hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, bảo đảm các định hướng của quy hoạch khoáng sản; khuyến khích thành lập các hiệp hội khai thác, chế biến cát để hỗ trợ  về kỹ thuật, đầu tư, thông tin thị trường, định hướng quy hoạch cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Nam - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) năm 2005.

2. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) năm 2005.

3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008.

 

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 1861

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1602

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 2305

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1718

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 1852

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 1718

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 714

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 753

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 652

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường