80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Hợp chất vữa vôi trong trong các công trình kiến trúc xưa

Cung cấp cát làm sạch kim loại Khánh Hòa

Để tạo ra được hợp chất vữa vôi, tốn khá nhiều công sức và tiền bạc và thời gian có thể kéo dài từ 1-2 năm. Muốn cho công trình tạo dựng được vững bền lâu dài, ngoài việc nắm vững công thức kết cấu hợp chất vữa vôi của người thợ, người chủ của công trình cũng cần phải biết kỹ thuật nung vôi, pha chế...

1. Thành phần vật liệu cấu thành hợp chất vữa vôi:

- Vôi bột được nung từ đá san hô và đá gạc nai, vỏ sò ốc biển.

- Nước ô dước.

- Nước mật đường mía và cát, sỏi, bột giấy, bông gòn, bông vải, chất tro (được đốt từ cây mè khô)... Riêng dung dịch nước ô dước được tạo ra bởi nhiều cây có độ nhớt cao.

Vôi bột được nung ra từ một vật liệu là đá san hô, đá gạc nai, vỏ sò ốc biển. Có hai loại vôi bột tùy theo vật liệu được nung và chức năng sử dụng:

- Vôi bột được nung từ đá gạc nai và vỏ sò ốc biển. Loại này có hợp chất khá dẻo nên đã được dùng để đắp hoa văn phù điêu, chữ Hán... trên các mộ tháp, trên tường... và người dân ăn trầu thường dùng vôi này phết lên lá trầu.

- Vôi bột được nung từ đá gạc nai, đá san hô, vỏ sò ốc biển. Hợp chất này chỉ dùng trong xây dựng một tháp, xây trụ, xây tường...

    + Đá san hô lấy từ biển chứa đầy chất muối mặn và điều cần thiết là phải rửa sạch chất mặn trong toàn bộ san hô. Vì trong xây dựng, chất mặn của muối sẽ phá hủy và làm sụp đổ công trình sau một thời gian ba bốn chục năm. San hô phải để ngoài trời qua 3 đến 4 năm cho những cơn mưa lớn trong năm rửa sạch chất muối bám vào. Lúc đó san hô mới dùng để nung được.

    + Đá gạc nai và vỏ sò ốc biển, khi hầm ra sẽ có một hợp chất dẻo để tô đắp hoa văn, phù điêu, kẻ chữ ... Loại này cũng để thành đống ngoài trời trên một mặt bằng lót gạch qua một thời gian dài tránh đất cát phủ lên. Nước mưa cũng góp phần rửa sạch chất mặn bám vào.

Để nung đá san hô và đá gạc nai với vỏ sò ốc biển, người ta phải dùng lò nung, thường gọi là lò vôi. Trong việc nung vôi để có được chất liệu tốt cần đến cây mè khô (cây vừng) vì cây có độ nhớt khá cao. Cây và xác trái mè khô, lấy hết hạt đem đốt ra tro, tro này trộn chung với vôi bột đá san hô sẽ tăng thêm độ dẻo của vôi bột.

Nước mật đường là nước mật từ cây mía được ép, nấu ra.

Về hợp chất ô dước được tạo nên từ những cây:  

- Cây bời lời, vỏ cây của nó có độ nhớt rất cao, ngâm trong hồ nước

- Cây găng nhớt: vỏ cây này cũng có chứa chất nhớt khá nhiều khi ngâm trong nước. Vỏ cây được đập dập vỏ và ngâm chung trong hồ nước với cây bời lời.

- Dây tơ hồng có chất nhớt, người ta dùng dao phay băm vụn ra rồi bỏ vào cối đá giã nhuyễn. Sau đó, bỏ vào hồ nước ngâm chung với hai loại cây kể trên.

Những loại cây trên ngâm vào hồ nước, hàng ngày phải dùng mái chèo đảo trộn một lần cho bã các cây ấy tơi nát thêm ra, cho nhớt trong cây tiết hết ra hòa tan trong nước. Sau 15 ngày ngâm, người ta mới gạn chất nhớt trong dung dịch nước ra. Chuẩn bị những cái lu để đựng, trên miệng lu người ta trùm một tấm vải để làm miếng lượt, dùng gàu mo múc hết nước trong hồ đổ vào lu, những xác vỏ, cây nằm trên miếng vải lượt, còn dung dịch nhớt chảy xuống lu. Chất bã trên miếng lượt lại bỏ vào hồ nước ngâm tiếp, qua thời gian, cũng lượt như thế. Lúc này, người ta hòa 2 dung dịch lượt trước và lượt sau đó thành một để có một dung dịch nhớt khá cao, đó là nước ô dước.

Ngoài mật đường và nước ô dước ra, muốn có một hợp chất vữa vôi thì phải cần có những vật liệu:

- Đá gạc nai với vỏ sò ốc biển giã cho bể vụn ra.

- Cát và sỏi, cát phải là cát sông, cát sạch, loại cát lớn, không dùng cát nhỏ, sàng lọc kỹ không còn rác rến. Cát không dùng cát biển vì cát biển thấm nước mặn có thể làm hư công trình trong một thời gian. Sỏi cũng phải chọn loại to bằng ngón tay.

- Bột giấy phải là loại giấy dó sản xuất ở miền Bắc Khi ngâm vào nước ô dước, giấy sẽ tơi rã rơi, khuấy mạnh sẽ trở thành bột giấy.

- Bông gòn

2. Các dạng Hợp chất vữa vôi và cách pha chế:

* Một dạng vữa vôi dùng trong xây dựng: xây mộ tháp, bờ thành, thân trụ, đúc vật linh như rồng, phụng... đầu tiên người thợ pha trộn hợp chất (HC) với những vật liệu cứng như cát, sỏi, đá gạc nai đã giã bể vụn với tỷ lệ:

HC. 1:   4 thúng cát + 1 thúng sỏi + 1/3 thúng đá gạc nai

Sau đó, người thợ thực hiện hợp chất:

HC.2:     3 thúng HC.1  +  1 thúng vôi khô bột đá san hô

Sau khi trộn đều HC.1, HC.2 với nhau, người thợ tiếp tục thực hiện pha chế hợp chất cuối cùng:

HC.3 là HC vữa vôi xây dựng: Nước ô dước + mật đường + HC.1 + HC.2  

Nước ô dước không thể để nguyên chất trộn vào HC.3 được mà phải pha thêm nước lạnh vào, nếu không, hợp chất khi xây dựng, tuy có độ kết rất cao, song dễ bị giòn, dễ vỡ, không bền vững. Khi trộn nước ô dước (đã pha nước lạnh), mật đường vào làm sao cho HC.3 không khô, không nhão.

Khi đã có HC.3 rồi, nhưng không đưa vào xây dựng liền mà phải để hợp chất đó qua một đêm, sáng sớm ngày mai mới bắt đầu thi công. Sự kéo dài thời gian để vôi bột gặp nước ô dước nở thêm ra, tạo được chất dẻo hơn, giới chuyên môn gọi là “ủ hồ” hay “ủ vôi”. Nhưng việc “ủ hồ” không được kéo dài thời gian, vì như thế hợp chất sẽ bị sượn, hạn chế sự kết dính, dẫn đến công trình không bền vững.

* Một dạng vữa vôi đắp hoa văn, phù điêu, kẻ chữ...

Hợp chất vữa vôi tô đắp hoa văn gồm có: nước ô dước + mật đường +  bột đá gạc nai với vỏ sò ốc +  bông gòn + bột giấy, không có cát và vôi bột đá san hô.

Để có hợp chất vữa vôi này, người ta cho giấy dó, bông gòn đem ngâm vào lu đựng nước ô dước và mật đường. Sau hơn 10 phút, giấy dó bắt đầu rã tơi ra trong nước thành bột giấy, người thợ dùng mái dầm đảo khuấy trong lu cho bột giấy và bông gòn hòa trộn vào nhau. Lượng nước ô dước và mật đường không loãng quá cũng không đậm đặc quá, sau này nét chữ, hoa văn khi khô cứng dễ bị gãy bể.

Riêng bột đá gạc nai với vỏ sò ốc biển bỏ vào cối đá, chan hỗn hợp trên vào cối, thợ dùng mái dầm xới trộn cho thật nhão đều, không được khô, rồi dùng chày gỗ giã. Thời gian giã kéo dài vài giờ. Lúc đầu hợp chất còn nhão, sau thời gian giã sẽ khô bớt lại và dẻo, có thể kéo dài thành sợi. Lúc này đã tạo xong hợp chất vữa vôi để dùng tô đắp hoa văn, kẻ chữ ... Khi pha chế không đúng kỹ thuật, hoa văn sẽ bị rạn nứt. Hợp chất này tạo nên trong buổi sáng phải làm xong trong buổi, nếu để đến chiều nó sẽ khô không thể làm được

 

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 2574

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 2116

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 3030

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 2262

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 2744

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 2424

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 898

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 899

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 768

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường