80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Liệu cát có phải là nguồn tài nguyên vô hạn?

Cung cấp sỉ lẻ cát xây dựng Ninh Bình

Cát là nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng nhiều nhất thế giới, sau nước và không khí. Các thành phố hiện đại được xây dựng từ nó. Chỉ riêng với ngành xây dựng, ước tính có khoảng 25 tỷ tấn cát và sỏi được sử dụng hàng năm. Tuy rằng đó là một con số rất lớn, nhưng không có gì ngạc nhiên khi những thứ xung quanh bạn đều có thể được làm từ cát.

Cát là nguyên liệu cần thiết cho bê tông, nhựa đường, thậm chí từng cửa sổ trên hành tinh này. The United Nations Environment Programme thống kê từ năm 2011 đến năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng nhiều xi măng hơn toàn bộ số xi măng mà Hoa Kỳ đã dùng trong cả thế kỉ 20. Và vào năm 2012, thế giới đã sử dụng một lượng bê tông đủ để xây một bức tường xung quanh đường xích đạo với chiều cao và bề dày là 27m.


Nhiều người trong chúng ta có quan niệm sai lầm rằng cát là tài nguyên vô hạn, nhưng trên thực tế thì điều đó hoàn toàn sai. Theo ước tính của Bộ Xây dựng, những quốc gia như Việt Nam có thể cạn kiệt nguồn tài nguyên này vào năm 2020 nếu như sử dụng theo tỷ lệ mà chúng ta đang dùng. Cát cần thiết cho việc xây dựng, nhưng thật không may, một số lượng cát lớn ở sa mạc rất ít khi được sử dụng vì hạt quá mịn và nhỏ để có thể trộn lại với nhau. Loại cát mà chúng ta sử dụng cần mất nhiều năm để hình thành, và với mức tiêu thụ hiện nay của chúng ta, nó sẽ không còn nữa.

Vấn đề tài nguyên cát chỉ được nêu ra trong khoảng 10 năm gần đây. Tại Tuần lễ thiết kế Hà Lan năm ngoái, Atelier NL (một studio tại Hà Lan chuyên nghiên cứu giá trị của nguyên liệu địa phương) đã tổ chức một hội nghị chuyên đề. Phát biểu của Nadine Sterk và Lonny van Ryswyck của Atelier NL đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông: “Khi chúng ta càng tăng cường việc đô thị hoá thế giới hiện đại, thì nhu cầu về nguồn tài nguyên khiêm tốn này cũng tăng theo. Tốc độ khai thác cát trở nên nhanh hơn thời gian tạo ra những lớp cát mới. Cát ở các bờ biển, sông và đáy biển đang biến mất dần và điều này sẽ gây ra hậu quả to lớn cho cả môi trường sống lẫn con người.“

Nguyên nhân khiến cho nhu cầu về cát không có dấu hiệu giảm sút là do các ngành liên quan đến nó trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp hàng tỷ đô la đang khiến các bờ cát trên biển trở nên cạn kiệt dần, và các thợ mỏ cát chuyển sang khai thác từ các nguồn ít triển vọng hơn. Theo bài báo WIRED 2015, hàng chục hòn đảo đã biến mất khỏi Indonesia, và những quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Indonesia đã hạn chế hoặc cấm xuất khẩu cát bởi những thiệt hại quá lớn cho hệ sinh thái.

Tuy nhiên, hạn chế xuất khẩu cát chỉ là biện pháp “thêm dầu vào lửa”; việc khai thác bất hợp pháp cát đã thu hút các băng nhóm tội phạm bán chúng trên thị trường chợ đen và vô số mạng sống đã được đem ra làm vật thế chấp. Mối lo ngại lớn hơn cả “mafia cát” đó là những hạn chế việc xuất khẩu cát sẽ làm cho giá cát tăng lên. 

Nếu chúng ta muốn ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo cho hệ sinh thái và cuộc sống con người, chúng ta cần phải nhìn lại mình đã dùng bao nhiêu cát và nó đến từ đâu. Trong thế kỉ 21, chúng ta không thể tiến xa hơn được nữa khi mà nguồn tài nguyên cát bị cạn kiệt. Vì thế, một số công ty và các start-up mới thành lập đã tìm kiếm “cát nguyên thuỷ” (thường được coi là không sử dụng được) để làm phương án thay thế cho nguồn cát cũ. Atelier NL, người đã trình bày dự án “To See a World in a Grain of Sand” của mình năm ngoái, kêu gọi mọi người gửi các mẫu cát từ khắp nơi trên thế giới (nhưng không khuyến khích nhập khẩu đường dài) để nghiên cứu các thành phần của chúng khi nung chảy thành thuỷ tinh. Kết quả cho ra sản phẩm có màu sắc và kết cấu rất đẹp.

Nhóm bốn học sinh trường Imperial College London – Carolyn tam, Hamaza Oza, Matteo Maccario, Saki Maruyama – đang tận dụng nguồn cát nguyên thuỷ thường bị bỏ qua. Công ty khởi nghiệp này đã phát triển một vật liệu composite, có tên là “Hữu hạn” được làm từ cát sa mạc, có sức mạnh tương đương như những viên gạch nhà hay bê tông dân dụng. Tuy nhiên, so với bê tông, nó có ít carbon hơn – do sử dụng chất kết dính hữu cơ – và còn có khả năng tái sử dụng, cung cấp sự lựa chọn thân thiện với môi trường cho các cơ sở hạ tầng trong thời gian ngắn.

Mặc dù cả hai lựa chọn thay thế này chỉ vừa mới phát triển, nhưng họ đang tìm ra giải pháp cho vấn đề ở thế kỉ 21 này. Giống như các nguồn tài nguyên không tái tạo khác của trái đất, chúng ta cần thay đổi quan điểm của bản thân về cát. Vì vậy, lần sau khi bạn quyết định sử dụng chúng trong xây dựng, hãy dành một ít thời gian để suy nghĩ về những tác động lên hành tinh, cũng như là cuộc sống của mọi người.

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 1868

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1610

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 2312

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1722

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 1864

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 1725

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 721

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 759

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 655

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường