80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Sử dụng cát nhân tạo nhằm cứu các dòng sông

Cung cấp sỉ lẻ cát xây dựng Hải Phòng

Chẳng bao lâu nữa sẽ thiếu cát san lấp trên toàn quốc, điều đó đòi hỏi bức thiết phải có chiến lược sản xuất, quảng bá, phát huy những giá trị của cát nhân tạo, giúp cát nhân tạo trở nên phổ biến trên thị trường.

Nhiều cấp quản lý nhưng chưa hiệu quả

Ngược lên sông Lô chảy qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy nhiều tàu hút cát liên tục khai thác. Vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đác Lắc…, nơi đâu cũng diễn ra nạn khai thác cát trái phép. Ngay sông Hồng, dường như chảy qua địa bàn tỉnh nào thì cũng bị hút lấy cát, khiến đáy sông ngày càng sâu. Không chỉ đời sống người dân ven sông, trong vùng có khai thác cát đã bị tác động xấu, mà các bãi bồi, nương ngô, ruộng lúa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Làm việc với các Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Khánh Hòa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…, chúng tôi đều nhận được những ý kiến rằng, đã nỗ lực quản lý, các đơn vị đều phối hợp các tỉnh lân cận có chung dòng sông, nhưng không được như mong muốn. Nhiều cán bộ chia sẻ những khó khăn của cấp phòng, vừa thiếu người, thiếu phương tiện và không thể kiểm tra độc lập mà phải phối hợp. Khi phải tổ chức nhiều người cùng đi, “cát tặc” sẽ biết và báo nhau dừng khai thác. Ông Phan Bá Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), một điểm nóng của tình trạng khai thác cát, nêu bức xúc: “Dù có đầu tư phương tiện, thì cấp xã không thể nhanh chóng nâng cấp như các đối tượng khai thác trái phép. Thuyền họ chạy nhanh hơn. Thuyền mình chở được vài người, khi phát hiện cũng cực kỳ khó xử lý các đối tượng”.

Quản lý cát sỏi lòng sông còn có sự góp mặt của lực lượng công an, ngành Công thương, Giao thông vận tải… Song những lỗ hổng lớn về quản lý, để xảy ra nạn khai thác trái phép, khai thác thiếu quy hoạch và đánh giá tác động môi trường đã tạo nên sự bất ổn của dòng chảy, của những nếp làng xóm ven sông. Thậm chí có vùng ở Hưng Yên trải qua nhiều năm, sông Hồng đã làm xóa sổ mất ba ngôi làng.

Giải pháp cát nhân tạo

Theo nhiều chuyên gia, đến năm 2020, Việt Nam sẽ không còn cát phục vụ cho san lấp. Theo số liệu thống kê của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), nhu cầu sử dụng cát xây dựng trên toàn quốc khoảng 130 triệu m³/năm, nhu cầu cát san lấp khoảng 2,1 - 2,3 tỷ m³ (2016 - 2022), trong khi trữ lượng cát phục vụ cho san lấp đến năm 2020 chỉ còn 2,1 tỷ m³.

Một giải pháp chính là sử dụng sâu rộng và tăng cường sản xuất cát nhân tạo, làm vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên. Đây là biện pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết vấn nạn thiếu hụt nguồn cung cát tự nhiên. Ưu điểm của cát nghiền là thành phần hạt đồng đều, có thể chủ động điều chỉnh mô-đun và tỷ lệ thành phần hạt theo từng cấp phối vật liệu cho các loại bê-tông khác nhau.

Quảng Ninh là một trong những địa phương có tốc độ đô thị mạnh, song lại khan hiếm cát tự nhiên. Tuy vậy đây lại là địa phương diễn ra nhiều hoạt động khai thác than. Lượng đá cát kết thải từ các hoạt động khai thác than tại bãi thải của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là rất lớn và có thể chế biến thành cát nhân tạo sử dụng trong xây dựng. Ngày 29-6-2018, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Thông báo số 957-TB/TU về việc điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Thông báo cũng khuyến khích sử dụng cát nhân tạo, đề xuất các giải pháp sử dụng khoáng sản không tái tạo một cách hợp lý; sử dụng khoáng sản tiết kiệm, vừa phục vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vừa bảo vệ môi trường. Đối với công tác quản lý nhà nước, cần triển khai đồng bộ các quy định về tài chính trong lĩnh vực khoáng sản: đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Ở một đề xuất khác, Viện Nghiên cứu kinh tế (Bộ Xây dựng), cho hay, hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than, mỗi năm thải ra khoảng 15,8 triệu tấn tro xỉ. Hiện nay tro xỉ chủ yếu được chôn lấp, và ước tính cứ 4 năm thì diện tích dùng để chôn lấp sẽ mất diện tích bằng một xã trung bình. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành phân tích, nghiên cứu để có thể biến tro xỉ thành cát nhân tạo, dùng trong xây dựng.

Phải khẳng định, trên thế giới đã có nhiều dạng vật liệu có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ cát tự nhiên, trong đó nổi bật như cát nhân tạo, cát nghiền, cát biển hoặc bùn nạo vét, phế thải khai thác đá, khai thác than, xỉ nhiệt điện, phế thải phá dỡ công trình xây dựng. TS Tống Tôn Kiên (Đại học Xây dựng) cho biết: Ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc… đều rất phát triển về cát nghiền từ đá và nhiều nguồn phế thải khác. Ở ta, tính chất, chất lượng của cát nhân tạo, cát nghiền từ đá đã được chứng minh về độ bền vững. Cát nghiền có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật tốt, thông qua hệ thống máy nghiền nên có chất lượng ổn định, cấp phối hạt dễ khống chế và thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu về kỹ thuật hơn so cát tự nhiên. Tốt như vậy nhưng người dân vẫn chưa dùng nhiều là vì thói quen. Vấn đề là phải thay đổi được thói quen của người dân và các nhà xây dựng.

Đồng quan điểm ấy, lãnh đạo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam chia sẻ: Thực tế việc sử dụng cát nhân tạo đã có từ lâu, hầu hết các công trình thủy điện sử dụng hơn 90% cát nhân tạo là cấp phối bê-tông. Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng cũng khẳng định, việc sử dụng các nguyên liệu thay thế cát đã được ứng dụng từ 10 năm nay. Điều đó chứng tỏ cát nhân tạo đã được các cơ quan chức năng công nhận về độ bền, chắc, và sự kiên cố của các công trình thủy điện đã chứng minh những tính năng ưu việt của cát nhân tạo.

Vào tháng 4-2018, một hội thảo toàn quốc về cát nghiền thay thế cát tự nhiên đã được tổ chức. Các nhà khoa học đã phản ánh áp lực của các dòng sông trước đòi hỏi của nhu cầu cát xây dựng. Trong khi đó, nguồn tài nguyên và vật liệu có thể dùng là cát nhân tạo, cát nghiền ở nước ta hiện nay rất lớn. Bởi thế, cần phải làm thay đổi ý thức của người tiêu dùng, các nhà thầu xây dựng, để nhận ra trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ sông ngòi, chống ô nhiễm môi trường, giúp cát nhân tạo trở nên phổ biến trong đời sống.

Hiện nay trong cả nước đã có nhiều đơn vị đang tích cực sản xuất vật liệu thay thế là cát nhân tạo, các loại cốt liệu dùng đúc bê-tông, tấm lợp. Như Công ty cổ phần Thiên Nam (đóng tại Quảng Ninh) đã đầu tư gần 300 tỷ đồng làm dự án sản xuất cát nghiền và vật liệu xây dựng sử dụng nguồn vật liệu từ đá, sỏi với công suất 1.100 tấn/giờ. Dù mới đi vào hoạt động chính thức từ tháng 2-2017, song sản phẩm cát nhân tạo và đá cấp phối của doanh nghiệp này đã cung cấp cho nhiều dự án trọng điểm của tỉnh như: Cảng Hàng không Vân Đồn Quảng Ninh đạt cấp 4E; dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Cẩm Y và dự án cải tạo, nâng cấp QL18 Hạ Long - Mông Dương, dự án đường cao tốc Cẩm Hải - Vân Đồn. Công ty TNHH Xây dựng Thanh Tuyền là một thí dụ điển hình về sử dụng tro xỉ nhà máy nhiệt điện trong sản xuất các loại vật liệu và cấu kiện không nung.

Ông Vũ Đình Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Thiên Nam, cho biết: Chất lượng cát của Công ty bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng lượng tiêu thụ còn chậm do đại đa số người dân, các chủ đầu tư chưa quen với việc sử dụng cát nghiền nên còn tâm lý e ngại. Vì vậy, cần có sự đầu tư nghiên cứu khoa học đầy đủ về nguồn gốc và các minh chứng khoa học của việc sử dụng các sản phẩm thu hồi từ đá cát kết; hoàn thiện và cải tiến thiết bị, công nghệ nhằm tăng tỷ lệ thu hồi cát nghiền đạt yêu cầu kỹ thuật nhằm từng bước hạ giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh.

Cát không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Sông ngòi cũng không phải là tài nguyên vĩnh viễn giữ được giá trị. Giá trị ấy luôn bị biến đổi bởi dòng chảy của đời sống. Con người chúng ta đã hưởng lợi nhiều từ các dòng sông, cũng đến lúc chúng ta có trách nhiệm hơn trước nguồn tài nguyên đang dần cạn kiện.

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 2652

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 2190

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 3141

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 2357

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 2857

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 2489

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 938

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 921

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 784

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường