80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Thỏa mãn cơn đói cát của Singapore

Cung cấp cát làm sạch kim loại Long An

Khai thác cát để cải tạo các khu vực ven biển là vấn đề mang cả tính địa chính trị và bảo tồn cho khu vực Đông Nam Á, với nhiều quốc gia phát triển hơn đang tham gia vào việc này. Dẫn đầu trong khu vực với công cuộc giành lại đất đai từ biển cả là Singapore và ngay tiếp sau là Malaysia. Tổng diện tích đất Singapore đã tăng hơn 25% kể từ khi quốc gia này mới ra đời (tổng diện tích đất tăng từ 578 km² vào năm 1819 lên 719 km² ngày nay).

Việc cung cấp cát liên tục thúc đẩy Singapore tăng trưởng cả về diện tích và kinh tế. Nơi trước đây chỉ có biển thì hiện nay là các cảng, sân bay, khu thương mại và các khu công nghiệp, cũng như các khách sạn sang trọng, sòng bạc và căn hộ cao tầng. Các nguồn chính cung cấp cát cho quốc gia này là từ các nước láng giềng, bao gồm Campuchia, Indonesia, Việt Nam và Malaysia, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc (UN) về thương mại hàng hóa (COMTRADE), trong thập kỷ từ 2008 đến 2017, phần lớn cát được Singapore sử dụng để mở rộng diện tích đất liền đã nhập khẩu từ Campuchia. Trong khu vực, Campuchia xuất khẩu nhiều cát nhất, theo sau đó là Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Philippines, mặc dù có nhiều lệnh cấm được chính phủ các nước này công bố.

Trong khi nhập khẩu cát tại Indonesia chiếm khoảng 0,03% tổng lượng từ các nước Đông Nam Á trong thập kỷ qua, những lo ngại đã được đặt ra về việc bán cát ở thị trường chợ đen bởi các tập đoàn tội phạm có tổ chức. The Guardian gần đây đã đưa ra báo cáo rằng việc khai thác cát bất hợp pháp cuối cùng đã trở thành nguồn cấp cho khu vực đất trồng trọt của Singapore, đe dọa sự tồn tại của khoảng 80 hòn đảo nhỏ ở Indonesia có cao độ thấp giáp biên giới với thành phố.

Khai thác cát dẫn đến việc biến mất của các hòn đảo ở Indonesia đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Năm 2003, việc nạo vét cát gần biên giới Singapore-Indonesia đã khiến hòn đảo Nipah biến mất hoàn toàn, chỉ để lại một vài cây cọ đánh dấu vị trí nơi hòn đảo đã từng tồn tại, theo tổ chức phi chính phủ địa phương Wahana Lingkungan Hidup Indonesia.

Theo nghiên cứu của Melissa Marschke và Laura Schoenberger tại Đại học Ottawa, việc nạo vét và khai thác cát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và an ninh lương thực tại khu vực. Theo Marschke, tiếng ồn và trầm tích làm xáo trộn khu vực sinh sản, giảm số lượng sinh vật biển, gây xói mòn rừng ngập mặn và làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên khỏi thời tiết của các cộng đồng ven biển.

"Khai thác cát đang góp phần làm xói mòn cửa sông, sạt lở các bờ sông và giảm diện tích rừng ngập mặn. Việc loại bỏ một lượng lớn cát chắc chắn sẽ tác động đến xói mòn bờ biển. Chúng ta cần nhận ra rằng cát là một nguồn tài nguyên hữu hạn và chúng ta đang lạm dụng nó và nếu chúng ta không bắt đầu quản lý đúng cách thì sẽ có tác động vô cùng lớn", ông Marschke nói.

Bằng chứng về điều này được đưa ra bởi "The Southeast Asia Globe" trong một bài tường thuật về sinh kế bị mất ở tỉnh Koh Kong, Campuchia. Nơi đây từng là một ngư trường giàu sinh thái thịnh vượng. Hiện nay, cộng đồng ngư dân nơi đây đang phải vật lộn với việc đánh bắt cá và cua có kích thước nhỏ. Trong khi đó, không ít lưới đánh cá của những ngư dân đã bị hư hại bởi máy nạo vét. Điều này đã dẫn đến tình trạng nợ nần gia tăng đối với bên trung gian, tăng các khoản vay và các thành viên gia đình phải di cư để có thu nhập. Những người phản đối cũng đã bị bắt hoặc bị đe dọa bắt giữ.

Việc kinh doanh cát này đã mang về 752 triệu đô la Mỹ từ Singapore đến Campuchia trong giai đoạn 2007-2016 dựa trên dữ liệu của UN-COMTRADE theo báo cáo của Singapore. Tuy nhiên, chính phủ Campuchia tuyên bố rằng tổng giá trị xuất khẩu trong cùng kỳ chỉ là 5 triệu USD.

"Lượng cát đã rời khỏi Campuchia trong 10 năm qua là hoàn toàn bất hợp pháp; vượt quá giới hạn cho phép của chính phủ. Một lượng nhỏ cát có thể được xuất khẩu hợp pháp, nhưng số liệu nhập khẩu của Singapore tiết lộ rằng nguồn tài nguyên này của Campuchia đang cạn kiện với một tốc độ nhanh chóng và vô cùng rõ rệt. Có vẻ như ai đó có những mối quan hệ cấp cao trong chính phủ Campuchia đang kiếm được rất nhiều tiền." Schoenberger cho biết.

Nền kinh tế Singapore dựa trên việc duy trì nguồn cung cát khổng lồ và liên tục, dù được bảo đảm về mặt pháp lý hoặc bất hợp pháp thông qua buôn lậu hoặc bằng các hình thức giao dịch không chính thức (tham nhũng, bất chính,…) của các nước xuất xứ. Singapore đang vẽ lại đường bờ biển của mình, đang kiếm hàng tỷ đô la cho đất nước ASEAN giàu có điên rồ này. Nhưng đối với vùng đất mà cát đến từ đó, đói nghèo thì lại đang bủa vây lấy người dân.

Quý khách có nhu cầu về cát xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 1868

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1609

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 2312

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1722

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 1863

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 1725

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 720

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 759

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 655

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường