80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1 TP. Bảo Lộc. Lâm Đồng

Yêu cầu về thành phần vật liệu chính trong bê tông, vữa

1. Cát

Cát là cốt liệu nhỏ dùng để làm bê tông, có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo có kích thước cỡ hạt từ 0,14 - 5mm.

Chất lượng của cát phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần hạt và hàm lượng tạp chất.

Ảnh hưởng của cát trong chế tạo bê tông và vữa:

Cát mịn chứa nhiều tạp chất (như lượng bụi, bùn, sét) sẽ tạo nênmột màng mỏng trên bề mặt cốt liệu ngăn cản sự tiếp xúc giữa xi măng và các thành phần cốt liệu sẽ làm giảm sự kết dính và sẽ làm giảm cường độ của vữa, của bê tông.

    • Đối với bê tông tươi: Cát mịn sẽ làm tăng lượng nước trộn, ảnh hưởng tới thời gian đông kết, tăng khả năng bị nứt nẻ do co ngót dẻo.

    • Đối với bê tông rắn: Cường độ và khả năng chống thấm của bê tông giảm

Do đó:

    • Không nên sử dụng cát mịn, cát bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, lẫn nhiều tạp chất.

    • Nên sử dụng cát dành riêng cho bê tông loại hạt to, ít lẫn hàm lượng tạp chất

2. Đá

Đá là cốt liệu lớn dùng cho bê tông là hỗn hợp các loại cốt liệu có kich thước từ 5mm đến 70mm có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo.

Trong hỗn hợp bê tông, thông thường đá chiếm 85 đến 90% thể tích khô của bê tông

Đá ứng dụng cho bê tông thông thường là đá 1x2 còn gọi là đá 20mm được sử dụng nhiều nhất trong các hạng mục bê tông.

Ảnh hưởng của đá đến cường độ bê tông:

Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông hoặc vữa.

Đá phải chứa ít hạt thoi, dẹt (hạt thoi và hạt dẹt là những hạt có kích thước lớn nhất vượt quá 3 lần kích thước nhỏ nhất). Các hạt này chịu lực kém, dễ gãy vỡ nên ảnh hưởng xấu đến khả năng chịu lực của bê tông (vì vậy phải khống chế không vượt quá 15% khối lượng).

Đá dùng cho bê tông thường, độ hút nước không được lớn hơn 10%; đá dùng cho bê tông thủy công, độ hút nước không lớn hơn 5%; đá dùng cho bê tông cốt thép, độ hút nước không lớn hơn 3%.

Nên rửa đá cho những hạng mục quan trọng như bê tông sàn, mái, các hạng mục chống thấm và nơi cần cường độ cao.

3. Nước

Nước dùng để trộn hỗn hợp bê tông hoặc vữa có hàm lượng tạp chất vượt quá giới hạn sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đông kết cũng như làm giảm độ bền lâu của kết cấu bê tông hoặc vữa trong quá trình sử dụng. Vì vậy nước có vai trò đặc biệt trong hỗn hợp vữa và bê tông.

    • Hóa dẻo xi măng (phản ứng thủy hóa của x imăng với nước).

    • Tạo độ linh động

Nước trộn bê tông và vữa có chất lượng cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

    • Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ

    • Lượng tạp chất hữu cơ không lớn hơn 15mg/l

    • Độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5

    • Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí

    • Tổng hàm lượng ion natri, kali không được lớn hơn 1.000mg/l

4. Phụ gia trong xây dựng

Phụ gia là chất được bổ sung vào bê tông hoặc vữa bên cạnh nước, xi măng và cốt liệu để cải thiện tính chất của bê tông hoặc vữa

Chức năng:

    • Cải thiện tính chất và khả năng làm việc của bê tông

    • Đẩy nhanh quá trình đông kết, khô cứng (bê tông và vữa sẽ có cường độ ban đầu cao).

    • Bảo dưỡng bê tông và vữa tự nhiên trong không khí

    • Tác động không thấm nước/chống thấm

    • Tăng độ bền cho bê tông hoặc vữa

    • Bù đắp/giảm sự co ngót trong quá trình bê tông hoặc vữa đông kết và cứng

    • Tác động đến màu sắc cho bê tông và vữa

    • Giảm sự mất nước trong quá trình thủy hóa, đông kết, khô cứng của vữa hoặc bê tông.

Quy trình ứng dụng:

    • Đong đúng liều lượng quy định theo hướng dẫn sử dụng của loại phụ gia

    • Pha trộn lượng phụ gia đã đong đó vào 1/3 lượng nước trong tổng thể tích m3 nước cần thiết sẽ sử dụng cho 1 mẻ trộn bê tông hoặc vữa sau đó đặt sang một bên.

    • Trộn các thành phần khác (xi măng + cát + đá) cho bê tông (xi măng + cát) cho vữa.

    • Sau đó đổ liều lượng hỗn hợp (phụ gia + nước) đã trộn trước đó vào hỗn hợp bê tông hoặc vữa.

    • Bê tông hoặc vữa nên được trộn trong 2 - 3 phút để phân tán hoàn toàn

    • Bê tông hoặc vữa được thi công tốt theo đúng kỹ thuật tại công trình sau khi trộn.

Tác dụng phụ:

Vì tính chất của phụ gia là làm giảm nước để tăng độ linh động, sự phân tán các hạt xi măng trong hỗn hợp bê tông hoặc vữa nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng cần phải cẩn thận đúng liều lượng, phải giảm lượng nước trộn và chỉ sử dụng đúng lượng cần thiết nếu không thời gian đông kết của bê tông hoặc vữa sẽ bị kéo dài.

Phòng tránh:

    • Không nên thêm phụ gia trực tiếp với xi măng

    • Duy trì tỷ lệ nước trộn càng thấp càng tốt

    • Không nên tăng thêm vượt quá liều lượng quy định của phụ gia

    • Duy trì và bảo đảm tốt kỹ thật thi công bê tông hoặc vữa tại công trình sau khi trộn.

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: 80/6 Đinh Tiên Hoàng Phường 1  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

NHÀ MÁY: Thôn 2  Lộc Châu  TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: [email protected]

Chia sẻ:
ĐÁNH GIÁ:   3/5
Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

Hà Nội sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ cát

09.03.2021Lượt xem: 1869

Theo kế hoạch, trong quý 3/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 5 điểm mỏ cát...
Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

Ý nghĩa của cát trong ngành xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1610

Cát được khai thác từ trong tự nhiên, con người không chế tạo ra được, là một trong số những khoáng vật có giá trị, tồn tại ở dạng kích thước nhỏ và...
Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình

09.03.2021Lượt xem: 2312

Cát xây dựng là một dạng của cát đen rất quan trọng trong công trình – Nhưng loại cát này lại có kích thước không đồng đều và thường lẫn nhiều tạp chất....
Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng

09.03.2021Lượt xem: 1722

Ưu điểm vượt trội của cát vàng xây dựng Cát vàng được sử dụng rất rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay bởi vì nó được nằm trong danh sách cát xây dựng...
Cát xây dựng và một vài điều cần biết

Cát xây dựng và một vài điều cần biết

09.03.2021Lượt xem: 1864

Cát xây dựng thuộc nhóm nguyên liệu thô, một trong những thành phần tạo ra sự ổn định trong xây dựng cho các công trình lớn và nhỏ.
Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang

Giá cát xây dựng khu vực phía Nam lại đang "nhảy múa"

09.03.2021Lượt xem: 1726

Sau sắt thép, đá, xi măng, giá cát xây dựng đang tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay

09.03.2021Lượt xem: 721

Cát xây dựng là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay. Cát xây tô hay còn gọi là cát xây là...
Cát biển

Cát biển "hóa giải" khan hiếm cát xây dựng?

09.03.2021Lượt xem: 759

Khi nguồn cát sông phục vụ cho nhu cầu xây dựng rơi vào tình trạng khan hiếm, thì cát biển qua chế biến đạt tiêu chuẩn xây dựng được xem là bài toán thay thế...
Hạt cát không nhỏ

Hạt cát không nhỏ

09.03.2021Lượt xem: 655

Cát là loại vật liệu gần như không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Và ngành kinh doanh cát cũng là một ngành mang lại nguồn lợi lớn. Các nhà kinh tế...
Copyright © 2019 - Ngocthachsa.com - Thiết kế web 0934.077.882
Chỉ đường