Các tính chất của vữa xây dựng

  Cập nhật: 12-08-2020 16:08

Vữa xây dựng là một nguyên liệu tổng hợp được dùng để xây, trát, ốp, láng và hoàn thiện trang trí cho công trình xây dựng. Nguyên liệu tạo ra vữa bao gồm: cốt liệu, chất kết dính được trộn đều với nước theo tỷ lệ nhất định.

Cung cấp nguyên liệu làm vữa khô Hà Nội

Vữa xây dựng có 5 tính chất:

1. Tính lưu động

Tính lưu động hay còn gọi là tính dẻo, thể hiện độ khô, dẻo hay nhão của vữa. Tính lưu động phụ thuộc vào nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn và thời gian pha trộn.

Tính lưu động ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng của công việc xây trát. Vì thế khi thi công cần xác định tính lưu động của vữa để phù hợp với tính chất công việc, thời tiết,...

2. Tính giữ nước

Tính giữ nước là khả năng giữ nước của vừa từ khi trộn đến khi sử dụng. Vữa để lâu thường xảy ra hiện tượng phân bằng, tức là cát lắng xuống, còn tầng nước ở bên trên, làm cho chất lượng vữa kém, khó thi công.

Những yếu tốt như chất lượng, nguyên liệu, loại vữa và phương pháp trộn ảnh hưởng đến tính giữ nước của vữa. Ví dụ: vữa xi măng giữ nước kém hơn vữa tam hợp và vữa vôi, vữa cát đen giữ nước tốt hơn vữa cát vàng,...

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý đến độ dẻo và độ đồng đều.

3. Tính bám dính

Khả năng liên kết của vữa với gạch, mặt trát, láng, ốp,... chính là tính bám dính của vữa xây dựng. Vữa bám dính kém sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như mất nhiều thời gian thi công.

Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của chất kết dính có trong thành phần vữa. Để vữa có độ bám dính tốt cần phải cân, đo, đong đủ nguyên vật liệu đúng theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, khi thi công phải làm sạch bề mặt cần xây, trát, ốp, láng để tăng cường tính bám dính của vữa.

4. Tính chịu lực

Tính chịu lực của vữa chính là khả năng chịu được lực của vữa dưới nhiều tác động, được biểu thị bằng độ chịu lực (đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).

Khi dùng vữa ta phải dùng đúng loại vữa có tính chịu lực phù hợp với từng công trình.

5. Tính co nở

Tính co nở chính là quá trình khô hoặc bị ẩm ướt. Độ khô và đông cứng của vữa, hay còn gọi là co ngót. Do vữa có độ co ngót lớn, nên thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, bong phồng làm giảm chất lượng vữa. Vì vậy trong quá trình thi công, để vữa co ngót từ từ, tránh tình trạng co ngót đột ngột làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể tích, nhưng không ảnh hưởng đến sản phẩm nếu độ nở không đáng kể.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC THẠCH SA

VĂN PHÒNG: Thôn 2 - Lộc Châu - TP. Bảo Lộc - Lâm Đồng

HOTLINE: 0907.351.872 -  02633.730.808

EMAIL: themanh2510@gmail.com

Bài viết khác